Chế tạo xi măng sinh học bảo vệ môi trường từ vi tảo

18/07/2022, 08:32

Các nhà khoa học tại Đại học Colorado Boulder dẫn đầu là giáo sư Srubar đã nuôi cấy thành công một loại vi tảo có khả năng tạo ra đá vôi sinh học phục vụ cho việc sản xuất xi măng thân thiện với môi trường.

9877-1657850820-dt-157202294-xi-mang-sinh-hoc.jpg
Giáo sư Wil Srubar với khối bê tông mẫu được chế tạo bằng vi tảo. Ảnh: Glenn Asakawa

Nhóm nghiên cứu phát hiện loại vi tảo với tên gọi Coccolithophore tạo ra các hạt đá vôi một cách tự nhiên bằng cách hình thành mỏ canxi carbonate thông qua quá trình quang hợp và kết quả là có thể biến những tòa nhà thành bể chứa carbon.

không giống như đá vôi tự nhiên phải mất hàng triệu năm để hình thành bên dưới mặt đất, phiên bản sinh học của Coccolithophore có thể được tạo ra trong thời gian thực. Hơn nữa, tảo Coccolithophore tạo ra canxi carbonate nhanh hơn so với các rạn san hô mà Giáo sư Srubar đã quan sát ở Thái Lan.

Nguyên liệu thô cần thiết để hình thành đá vôi sinh học trong nước biển chỉ bao gồm carbon dioxide hòa tan và ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, vì vi tảo có thể tồn tại ở cả nước mặn và nước ngọt, chúng có thể sử dụng để sản xuất đá vôi ở hầu hết mọi nơi.

Điều đáng ngạc nhiên là sản xuất xi măng từ đá vôi sinh học không chỉ trung hòa cacbon mà còn loại bỏ carbon do vi tảo hấp thụ CO2 từ môi trường và lưu trữ dưới dạng canxi carbonate. Do đó, bê-tông được hình thành từ xi măng này có thể mở ra kỷ nguyên xây dựng bền vững mới trên toàn thế giới.

Theo moitruongvadothi.vn

Bài liên quan
Học sinh cấp 3 biến bột khoai tây thành nhựa sinh học
Một nhóm học sinh THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP HCM) đã tận dụng bột khoai tây để chế tạo thành nhựa sinh học có độ đàn hồi, khó gãy, phù hợp làm đồ dùng trong gia đình.

(0) Bình luận
Nổi bật Địa lý môi trường
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chế tạo xi măng sinh học bảo vệ môi trường từ vi tảo